Ông Andy Harman, người vừa bước sang tuổi 56, đã mất gần một giờ vật lộn để có thể tóm gọn con cá. "Món quà sinh nhật hoàn hảo" được ông Harman đánh bắt ở khu du lịch câu cá Gillham, Krabi, miền nam Thái Lan.
Ông Harman chia sẻ: "Con cá đã mắc bẫy của tôi và chui vào một cái lồng hình chữ nhật. Nó quá lớn so với chiếc lưới đánh cá thông thường".
Harman là người rất có kinh nghiệm trong việc "săn" cá. Con cá chép Xiêm lớn nhất mà ông từng câu được trước đây nặng 33kg.
Sau khi tạo dáng chụp vài bức ảnh với "chiến lợi phẩm", Harman đã thả tự do cho con cá. Ông từng giành giải nhất trong cuộc thi câu cá uy tín Drennan Cup. Sở thích của Harman là đi khắp Thái Lan, đất nước nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, để tìm kiếm mục tiêu mới.
Harman chụp lại miếng bánh mì được ông sử dụng như mồi câu. Cá chép Xiêm là loài lớn nhất trong họ cá chép, được tìm thấy ở khu vực sông Mê Kông và Chao Phraya.
Wednesday, August 20, 2014
Friday, August 15, 2014
12 món ngon trứ danh Phan Thiết
1. Gỏi cá mai
Gỏi cá mai là món nhậu yêu thích của đấng mày râu. Buổi chiều đi dọc các quán ở khu vực bờ kè ven sông Cà Ty hay Mũi Né, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những tấm biển ghi tên món ăn này.Vị chát của chuối xanh, chua chua của khế, giòn tan của dưa chuột, vị cay của tỏi ớt và thơm mát của các loại rau… tất cả tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn làm mê đắm những tâm hồn ăn uống.
Cá mai sau khi bóp chanh, tẩm ướp gia vị sẽ được trộn cùng răm, hành, húng, đậu phụ rang. Nước chấm cá mai tương đối cầu kỳ, trông sền sệt rất hấp dẫn và thơm mùi của me, chuối chín, tỏi và ớt. Khi ăn có thể cuốn bánh tráng cùng khế, chuối xanh, dưa leo, xà lách…
2. Gỏi ốc giác
Gỏi ốc giác là món ăn chơi rất được ưa thích ở Phan Thiết. Không chỉ mát và bổ, món ăn này còn hấp dẫn thực khách bởi vị ngọt đậm rất riêng của ốc. Món gỏi là sự kết hợp của đu đủ, đậu phộng, rau rẩm, hành tây, khi ăn thường kèm với bánh tráng, phồng tôm và chấm cùng mắm chua ngọt.Gỏi được bán tại khu Sở Y Tế ngay gần Ga Phan Thiết vào buổi chiều tối. Đến đây, bạn còn được thưởng thức một số loại ốc khác cũng hấp dẫn không kém.
3. Dông đất nướng
Dông là một trong những món đặc sản của Phan Thiết. Chúng là loài động vật sống trong hang và thường ra những đồi cát trải dài vào sáng tinh mơ để ăn chồi non, uống nước sương đêm, nên thịt rất thơm, mềm ngọt.Ở Phan Thiết, nổi tiếng nhất là các quán Dông trên đường Nguyễn Đình Chiểu.
Có nhiều món ngon chế biến từ dông như chả, gỏi, nấu cháo, xào sả ớt, nấu dưa hồng… nhưng dông nướng lại lôi cuốn được nhiều du khách nhất bởi hương vị thơm ngon đặc biệt hơn cả.
4. Bánh hỏi
Món ăn chỉ bao gồm bánh hỏi, lòng heo, bánh tráng mỏng, rau sống và nước chấm, nhưng khó nơi nào có thể sánh được. Bánh hỏi ở đây có phần khá rời rạc, cọng nhỏ nhắn, mịn màng, dai và thoạt nhìn có vẻ giống bún hơn. Đĩa lòng phải có đủ tim, gan, cật, phèo non và nhất định không thể thiếu thịt ba chỉ. Nước chấm làm từ nước cốt me pha chung tỏi ớt xay nhuyễn, đường và một chút muối tạo nên vị chua ngọt thơm dịu.Du khách có thể thưởng thức món ẩm thực này ngay trong thành phố biển trên đường Trần Phú buổi sáng. Hoặc đúng hương vị quê gốc của món này, thì hỏi đường đến Phú Long, cách Phan Thiết khoảng 6 km về phía Bắc. Giá: 20.000 đồng/xuất ăn.
5. Bánh căn
Đây là món ngon vỉa hè ở thành phố biển, thường thấy trên đường Ngư Ông, Hải Thượng, Thủ Khoa Huân hay dọc chợ Phan Thiết. Những chiếc bánh căn được nung chín bằng khuôn đất, bên trong là nhân đủ vị như thịt, trứng, mực, tôm…Giá một đĩa bánh căn từ 25 – 30.000đồng, bạn có thể ăn chơi hoặc ăn thay cơm mà không thấy chán.
Nước chấm là điểm nhấn cho món ăn với màu đỏ tươi hấp dẫn, được pha sánh và có vị chua ngọt hơi cay rất ngon miệng. Bánh căn được ăn chung với các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh xắt sợi nhỏ.
6. Bánh xèo
Bánh xèo Phan Thiết khác hơn so với bánh xèo các nơi ở chỗ, bên trong có đủ tôm, mực, mỡ, thịt heo ba chỉ… mà toàn là đồ tươi luôn sẵn có của miền biển. Bạn có thể ăn ở bất kỳ tiệm nào trên con đường Tuyên Quang, Bình Hưng, Phan Thiết.Bánh xèo Phan Thiết thường được ăn bằng cách thả chiếc bánh vừa vớt ra còn nóng vào bát nước chấm cho ngập bánh, ăn cùng rau húng, dấp cá, quế thơm…
7. Răng mực
Nhiều du khách đến đây thấy tò mò về món ăn chơi rất được lòng các cô cậu học trò, hỏi ra mới biết đó là những chiếc răng mực.Răng mực rửa sạch, ướp gia vị, tùy theo yêu cầu của thực khách mà chủ quán có thể nướng, chiên hay xào. Cảm giác sần sật, dai thơm rất vui miệng khi nhai răng mực. Bạn có thể tìm ăn ở gần Ga Phan Thiết, trên đường Nguyễn Tất Thành…
Tối mát trời, dừng chân bên một quán cóc ven đường, ngồi nhâm nhi những chiếc răng mực nướng với bạn bè, thêm ly trà đá mát lạnh thì không gì tuyệt bằng.
8. Bánh tráng cuốn dẻo
Tuy thành phần khá đơn giản là bánh tráng dẻo, mắm ruốc, tóp mỡ và trứng cút cuộn lại nhưng bánh tráng cuốn dẻo là món ăn vặt không thể bỏ lỡ khi du lịch Phan Thiết. Món này thường được bán cùng với các quán bánh tráng mắm ruốc nướng ở lề đường vào buổi chiều muộn ở ngã tư Trần Hưng Đạo, Thủ Khoa Huân, ngã ba Tam Biên…9. Bánh tráng chấm mắm ruốc
Có thể nói, bánh tráng chấm mắm ruốc là món ăn đặc sản và truyền thống của Phan Thiết, gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người dân nơi đây. Bánh tráng chấm nắm ruốc kết thân với người dân từ bữa sáng đến những chiều cần có gì lót dạ.Mắm múc ra, vắt thêm chanh, ớt xay rồi đánh đều là bí quyết làm cho món ăn trở nên hấp dẫn. Nếu từng một lần ăn thử món này, có thể bạn sẽ bị phải lòng vị thơm lừng đặc trưng của mắm ruốc, giòn giòn, bùi bùi của bánh tráng nướng với cái dai của bánh tráng cuốn, hòa chung vị mát lành của rau và chua nhẹ của xoài. Nhiều khách du lịch lưu luyến món ăn này thường ra chợ Phan Thiết tìm mua mắm ruốc để mang chút vị Phan Thiết về nhà.
Bánh tráng cuốn chung với rau răm, dưa leo, xoài chua, trứng cút dầm nát, bánh tráng nướng bẻ vụn và cuốn tròn lại ấy vậy mà hương vị thì đậm đà khó quên.
10. Bánh quai vạc tôm thịt
Có dịp đến thành phố Phan Thiết, du khách hãy thưởng thức bánh quai vạc, chắc sẽ không bao giờ quên được hương vị riêng biệt của món ăn và vị ngọt của tôm biển tươi rói. Pha nước chấm hơi đặc với nguyên liệu chủ yếu là nước mắm, đường cát, ớt xiêm cắt lát mỏng, nêm nếm cho hợp khẩu vị.Gắp bánh bày lên đĩa, kèm vài lát chanh bên cạnh chén hành củ, tóp mỡ phi vàng. Khi ăn cho bánh vào chén, rắc hành phi mỡ với nước chấm, tí chanh và nâng chén. Nhai từ từ sẽ tận hưởng cái vị ngòn ngọt, dai dai, béo béo, cay cay, mà ngon khó lòng quên được.
11. Mì Quảng vịt
Với người Phan Thiết, thay bằng ăn kèm thịt heo, thịt vịt mềm với hương vị cay cay, ngọt béo sẽ làm món mì Quảng càng thơm ngon, hấp dẫn hơn. Một tô mì Quảng vịt nóng hổi, thơm nồng với vị béo vừa phải của vịt cỏ cùng với vị cay của ớt, bùi của đậu phộng, hủ tíu và hương thơm của rau ăn kèm sẽ làm hài lòng dạ dày của bạn.Một bát Mì Quảng vịt với giá từ 15.000 – 40.000/tô, bạn có thể tìm đến những quán gia truyền trên đường Trần Phú, gần trường Tuyên Quang, Phan Bội Châu…
12. Bánh canh chả cá
Hầu hết du khách khi du lịch Phan Thiết đều thử qua bánh canh, món ăn đơn giản nhưng lại có sức hút rất đặc biệt. Bánh canh ở đây có hai loại là bánh canh chả cá và bánh canh chả hấp được chế biến rất ngon, khi ăn có thể kèm theo bánh mì để chấm với nước bánh canh. Bạn có thể ăn món này tại một số quán trên đường Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, Kim Đồng… vào buổi chiều tối.Ngoài những món ăn kể trên, thành phố Phan Thiết còn thiết đãi du khách nhiều món ăn ngon miệng khác như: cơm gà đường Lê Hồng Phong; lẩu cá đường Phan Đình Phùng; chả lụi đường Trần Hưng Đạo; bánh bèo, bánh bò ở gần ga Phan Thiết, phở khuya Lạc Hà
Thursday, August 14, 2014
21 quán ăn ngon ở Đà Nẵng
Bánh tráng cuốn thịt heo |
- Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
- Hải sản bà Thôi 1: 98,100,102 Lê Đình Dương – Hải Châu, ĐT: 05113 825 384; quán Hải Sản Bà Thôi 2: KDC Mở Rộng 2 – Đường Hoàng Sa – Sơn Trà, ĐT: 0905 055 511
- Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu. Giá: 20 nghìn/tô bình thường và 25 nghìn/tô đặc biệt; thời gian phục vụ từ 6h – 22h, giờ cao điểm là 7h – 9h sáng và 17h – 20h tối.
- Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu. Ở đây có món nước chấm bánh xèo đặc biệt, rất đậm đà. Chú ý: có một số quán khác cũng mở ra ở trước đó nên bạn chú ý biển tên để vào cho đúng nhé.
- Bún mắm bà Thuyên ở K424/03 đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai. Giá 15.000 – 20.000 VND/tô.
- Mì Quảng số 1A Hải Phòng. Có nhiều loại: tôm, thịt heo, gà, trứng; Mì quảng bà Vị: 155 Trng Nữ Vương; Giá tham khảo: 20.000 – 30.000 VND/tô
- Bánh canh cá lóc Thanh Hương: 130 Lê Đình Dương; Bánh canh cá lóc Nhất Vang: 241 Hoàng Diệu; Bánh canh Minh Nguyệt: 8 Yên Bái; Bánh canh Nga: 193 Đống Đa. Giá: 20 – 25.000 VND/tô
- Bánh nậm lọc, quán Bà Bé: 100 Hoàng Văn Thụ
- Cháo vịt Thanh Nhàn: 384 Phan Châu Trinh, quán bán từ chiều tối, giá 15.000 – 20.000 VND/tô
- Cao lầu và cơm gà Hội An ở Đà Nẵng – Cơm gà Hồng Ngọc: 193 Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng, giá từ 25.000 – 40.000 VND/phần; Ăn cao lầu tại 267 Thái Thị Bôi, Đà Nẵng (đường Hà Huy Tập quẹo vào), giá 20.000 VND/tô
- Bánh tráng tương, báng tráng đập Bà Tứ: 354 Lê Duẩn; giá 3.000 – 5.000 VND/cái
- Chè Hương: 288 Phan Châu Trinh; chè Xuân Trang: 31 Lê Duẩn, Q. Hải Châu; chè xoa xoa: 187 đường Hải Phòng – quận Hải Châu. Mỗi món giá 8.000 – 18.000 VND
- Tré bà Đệ: 77 Hải Phòng, ĐT: (0511) 382 8067
- Quán bún mắm nem tai – bún mắm Ngọc, địa chỉ: số 20 Đoàn Thị Điểm, Đà Nẵng. Giá: 15.000 – 17.00 VND
- Quán nem lụi, bún thịt nướng… quán Xuân” địa chỉ 491 Hải Phòng, hoạt động cả ngày, giá 15.000 – 20.000 VND/tô, quán bán cả ngày.
- Bún riêu: Quán 39 Lê Hồng Phong, quán Số 2 Yên Bái
- Cháo đêm (trứng muối, thịt, ruốc…) trên đường Phan Châu Trinh gần nhà hát Trưng Vương; cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn.
- Bò kho 144 đường Huỳnh Thúc Kháng, chỉ bán buổi sáng, bên cạnh buổi chiều có bánh canh. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm; ngoài ra có bún mắm chợ Hòa Khánh (đường Âu Cơ, Q. Liên Chiểu).
- Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
- Bún bò Huế bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).
- Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm.
10 món ngon phải nếm khi đến Đà Nẵng
Đà Nẵng, thành phố của những cây cầu, thành phố xanh – sạch – đẹp hấp dẫn du khách bởi nhiều địa điểm du lịch và ẩm thực đặc sắc, ngon khó cưỡng.
1. Mì Quảng
Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn.
Thực khách trộn đều tất cả nguyên liệu vào một tô, bên cạnh là tô nước lèo được ninh từ xương heo ngon cùng phần tôm giã lấy nước, thêm hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu đẹp mắt. Mì Quảng ăn kèm với rau sống như cải, xà lách tươi, húng quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí, bắp chuối sắt mỏng… tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.
Mì Quảng bán buổi sáng tới tầm 9h – 10h ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám; một số nơi bán cả ngày như trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ. Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái.
2. Gỏi cá Nam Ô
Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm… nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.
Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân. Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách.
Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn. Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn”. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi.
Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.
3. Bún chả cá
Thực ra, cứ đến miền Trung là đâu đâu cũng dễ tìm ra quán bán bún chả cá. Nhưng bún chả cá ở Đà Nẵng mới thật đặc biệt. Bún chả cá ngon, khi ăn không có mùi tanh, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước lèo khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…
Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, như xà lách, húng, quế, giá đỗ sống. Đặc biệt, không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giã và hành ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay của ớt tỏi khiến người ăn có những trải nghiệm thú vị không thể nào quên.
Ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa trong năm tại Đà Nẵng.
Có nhiều quán bún chả cá ở đây, nhưng một số nơi bạn nên ghé qua nếu tiện đường: quán trên đường Hoàng Diệu (ngay bên cạnh tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) bán cả ngày từ 7h – 21h; quán bán suốt đêm trên đường Hùng Vương; quán lại chỉ bán buổi sáng từ 6h – 10h ở đường Trần Cao Vân (đối diện chợ Tam Tòa). Tất cả đều có giá phải chăng vô cùng, chỉ từ 15.000 đồng/tô.
4. Bánh tráng thịt heo
Không đòi hỏi chế biến cầu kì, mà đơn giản và rất dễ ăn. Thịt heo cuốn bánh tráng ở Đà Nẵng nổi tiếng vì nguyên liệu được chọn kỹ càng, khiến hương vị hoàn hảo. Thịt heo chỉ lấy phần mông hoặc vai, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt. Rau đều thuộc loại thông dụng, rất dễ tìm nhưng phải đảm bảo tươi xanh, không héo úa gồm xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, búp chuối trắng, dưa leo, chuối chát…
Tuyệt chiêu của món này phải kể đến mắm nêm, loại nước chấm không thể thay thế. Đây là điều làm ai ai cũng phải nhớ mãi khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo. Qủa vậy, khó thể nào từ chối cái dai dai của bánh tráng kết hợp với vị mềm mại của mì ướt, thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng nàn của mắm nêm.
Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… tùy nhà hàng sang trọng hay bình dân với giá khoảng từ 30.000 – 80.000 đồng.
5. Bánh xèo
Bánh xèo Đà Nẵng không nhỏ quá và cũng không lớn quá, chỉ riêng một kích cỡ vừa ăn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Nhân bánh cũng được lựa kỹ, chỉ làm từ tôm còn sống, thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ và giá đỗ tươi. Rau sống sạch sẽ, gồm xà lách, húng quế, chuối chát, rau cải con… Nước tương pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống.
Bánh xèo ăn nóng, quấn trong bánh tráng mỏng hoặc lá cải to. Từng miếng bánh khi vào trong miệng còn thấy được độ giòn vừa, thêm mùi béo ngậy, vị ngọt của tôm và thịt với man mát các loại rau hòa chút chát chát của chuối xanh. Ăn một lần rồi nhớ mãi. Giá bành xèo cũng “mềm”, chỉ từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng…
6. Bánh bèo
Thứ bánh dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị lại có sức quyến rũ lớn đối với cả dân bản địa và du khách tới Đà Nẵng. Chỉ một tên nhưng bánh bèo có rất nhiều loại, được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn. Bánh bèo tai được sắp sẵn lên đĩa, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ. Và tất cả đều có nhân bánh hấp dẫn bên trên.
Nhân bánh làm từ tôm, cá bào ướp gia vị và sấy khô trên than hồng để loại mùi tanh. Hoặc cũng có nhân làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt. Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây. Tuy nhiên, món bánh bèo ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Chỉ là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường nhưng lại khéo hợp với thứ bánh trắng mềm ấy.
Đến Đà Nẵng, ngồi quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh mới thật thú! Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố và nhà hàng, khách sạn. Không kể đến những gành hàng rong thì khu bánh bèo ở chợ Cồn (cổng đường Hùng Vương), Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm (bán từ trưa, chỉ từ tháng 9 – tháng 2 hàng năm)… là chỗ nên thử. Mỗi chén bánh bèo chỉ khoảng 1.500 đồng.
7. Bê thui Cầu Mống
“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng.
Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da.
Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn. Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…
Trải miếng bánh tráng, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm quả khiến người ta dễ “quên sầu”. Bê thui Cầu Mống ngon nhất là ở Cầu Mống, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 15km.
8. Chè xoa xoa hạt lựu
Xoa xoa nấu từ rau câu, hạt lựu làm từ bột lọc loại ngon, thạch đen được chế từ một loại lá cây mát trên rừng, đặc biệt nước cốt dừa được ép từ dừa nguyên chất…tất cả hợp lại làm nên thức uống ngon, mát lành.
Khi ăn, độ giòn giòn của thạch, nước dừa và đậu xanh đánh béo ngậy cộng thêm cái dai dai của hạt lựu làm cho người ăn quên hết mệt mỏi. Trong những ngày nắng, xoa xoa hat lựu thật là thứ giải khát tuyệt vời.
Có nhiều quán xoa xoa hạt lựu nhưng ngon nhất vẫn là ở chợ Cồn, hay một số quán trên đường Trần Bình Trọng (ngay ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự), Phan Thanh… với giá chỉ từ 5.000 đồng/ly.
9. Ốc hút
Đến Đà Nẵng bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều có cơ hội được thưởng thức món ăn đặc biệt này.
Ốc hút, là tên gọi dân dã người dân Đà Nẵng gọi riêng món ốc xào sả ớt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng… đem về ngâm, rửa sạch rồi đợi ráo nước, đem xào với sả ớt, gia vị, công thức không có gì đặc biệt mà vị thì đậm đà. Đến Đà Thành, chiều chiều lê la bên quán vỉa hè cùng người thân, bạn bè, hút ốc bằng tay, vừa ăn vừa hít hà vì cay, gọi thêm bánh tráng rồi chấm chấm nước ốc mặn mặn cay cay thì thật thích.
10. Mít trộn
Mít trộn, chỉ đơn giản là mít non luộc chín vừa tới, xé tơi để trộn gỏi thịt ba rọi hoặc tôm thẻ hay da heo xắt sợi, thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi. Nhưng lại khiến người ta ngây ngất trong mùi thơm quyến rũ và màu sắc bắt mắt.
Ăn mít trộn cùng bánh tráng mè là “đúng sách”. Bẻ một miếng bánh tráng, xúc một miếng mít trộn, cái giòn rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, chút giòn sựt sựt của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm… tất cả tạo nên vị ngon khó cưỡng.
Các quán thường bán chung 2 loại đồ ăn này vào buổi chiều đến tối, ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… Giá rất bình dân, chỉ khoảng 25.000 đồng/đĩa ốc, 10.000 đồng/ đĩa mít.
Kinh nghiệm du lịch bụi ở Đà Nẵng
Đà Nẵng quyến rũ du khách thập phương bởi nơi đây có nhiều bãi biển đẹp, có rừng xanh, núi thẳm, ẩm thực phong phú, cư dân địa phương thân thiện và mến khách. Vì lẽ đó, du lịch Đà Nẵng rất phát triển, ngày càng nhiều khách đường xa đổ về thành phố biển xinh đẹp này để một lần được trải nghiệm tất cả những điều lý thú ấy.
Khách sạn
Bạn nên tìm một khách sạn Đà Nẵng dọc theo bờ sông Hàn (trên đường Bạch Đằng). Vì khu vực gần bờ sông có khí hậu mát mẻ, rất lý tưởng khi bạn đi dạo vào buổi chiều hoặc tối.
Phương tiện.
Nên thuê xe máy để đi lại cho tiện. Một số khách sạn có kiêm luôn dịch vụ này.
Những điểm không thể bỏ qua khi du lịch Đà Nẵng
Địa điểm gần trung tâm
Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn; làng đá Hòa Hải, Non Nước, làng chiếu Cẩm Nê, Phong Nam, Phú Thượng; khu du lịch sinh thái Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân…; di tích lịch sử Thành Điện Hải, khu di tích K20…; Bảo tàng điêu khắc Chăm, Bảo tàng Quân khu V, bảo tàng Tổng hợp Đà Nẵng.
Điểm tham quan phải di chuyển xa
Từ Đà Nẵng bạn có thể đến với phố cổ Hội An, cách 30 km; Thánh địa Mỹ Sơn cách khoảng 60km…
Bán đảo Sơn Trà
Tắm biển
Bán đảo Sơn Trà (từ trung tâm thành phố qua cầu sông Hàn đi khoảng 8 km là đến), bãi biển Mỹ Khê (cách trung tâm Đà Nẵng 2 km), bãi tắm Non Nước (dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, ngay cạnh làng đá mỹ nghệ Non Nước), bãi tắm Bắc Mỹ An (cách trung tâm Đà Nẵng 7 km)…
Ăn uống
Đà Nẵng gần biển nên rất phong phú các loại hải sản tươi sống, ngon, bổ rẻ. Bạn nhớ thỏa thuận giá cả trước khi đặt món ăn để tránh bị tính tiền cao. Ngoài ra, đến Đà Nẵng bạn cũng nên nếm thử những món ăn rất ngon như: bánh tráng cuốn thịt heo, bò tái Cầu Mống, cơm niêu cá bống, bún chả cá, nộm sứa, bún mắm nêm, gỏi cá Nam Ô, các món từ cá cu, bánh tráng đập, mì Quảng…
Đặc sản mua làm quà
Chả bò bà Hường, tré Bà Đệ, các loại mắm, khô mè Bà Liễu…
Đồ lưu niệm
Đồ vật bằng đá Non nước ở khu thắng cảnh Non Nước hoặc Chợ Hàn, khu vực đường Hùng Vương
Cẩm nang hướng dẫn Du lịch Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong 20 thành phố sạch nhất thế giới. Nằm ở vùng Nam Trung Bộ, Đà Nẵng có cả núi, đồng bằng và biển. Các điểm tham quan du lịch nổi tiếng khi du lịch Đà Nẵng bao gồm khu du lịch Bà Nà, bãi biển Mỹ Khê, và khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất châu Á. Đà Nẵng còn có nhiều thắng cảnh mê hồn như đèo Hải Vân, rừng nguyên sinh ở bán đảo Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Đặc biệt, Đà Nẵng được bao quanh bởi 3 di sản văn hóa thế giới là Huế, Hội An và Mỹ Sơn, và xa hơn chút nữa là Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Hàng năm Đà Nẵng tổ chức Lễ hội pháo hoa thu hút rất nhiều du khách muôn phương đến tham dự.
Bãi biển Mỹ Khê |
Phương tiện di chuyển khi du lịch Đà Nẵng
Xe lửa
Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đều có tuyến xe lửa đến Đà Nẵng (tuyến Bắc – Nam), giá vé dao động từ 300.000đ đến 1.200.000đ tùy loại tàu và loại ghế. Mất từ 14 đến 20 tiếng để đi từ hai thành phố này đến Đà Nẵng bằng xe lửa.
Máy bay
từ Hà Nội đến Đà Nẵng, giá vé dao động từ 600.000đ đến 2.200.000đ, tùy hãng hàng không. Mất 1 tiếng 30 phút để đến Đà Nẵng. Tương tự đối với tuyến Sài Gòn – Đà Nẵng.
Xe khách
tốn khoảng 400.000đ – 500.000đ. Xe Hoàng Long, Hlink, Mai Linh, Thuận Thảo. Thời gian 18 đến 20 tiếng từ Hà Nội/Sài Gòn đến Đà Nẵng.
Nội thành Đà Nẵng
Xe máy
tiện lợi và dễ dàng khám phá các điểm tham quan của du lịch Đà Nẵng. Có thể thuê tại khách sạn hay các điểm thuê xe máy, giá từ 60.000đ – 150.000đ/xe/ngày.
Xe buýt: có xe buýt liên tỉnh chạy đến Huế (3 tiếng), và Hội An (1 tiếng)
Taxi
các thương hiệu taxi Sông Hàn, Tiên Sa, Mai Linh, Vinasun Green
Tham quan: Di tích, bãi biển, điểm tham quan của du lịch Đà Nẵng
KHU TRUNG TÂM: QUẬN THANH KHÊ VÀ HẢI CHÂU
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm)
bảo tàng duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm, lưu giữ những di vật của Vương quốc Chăm-pa xưa.
Đình làng Hải Châu
Đình cổ nhất tại Đà Nẵng
Nghĩa Trủng Hòa Vang
quần thể các di tích Phế tích tháp Hóa Quê, Miếu Bà, giếng cổ Chăm, phế tích tháng Chăm và Nhà thờ Tiền hiền làng Hóa Quê. Đây là điểm tham quan nổi bật của du lịch Đà Nẵng.
Cầu Sông Hàn
là cây cầu quay duy nhất tại Việt Nam hiện nay, biểu tượng của du lịch Đà Nẵng. Hàng ngày, phần giữa cầu sẽ quay 90 độ quanh trục vào lúc 0h30, mở đường cho tàu lớn qua, và quay trở lại như cũ vào lúc 3h30.
Cầu Rồng
cầu mới khánh thành năm 2013, nối thẳng trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê và Non Nước. “Con rồng” trên cầu có khả năng phun lửa và phun nước như thật vào lúc 21h các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
Cầu Rồng Đà Nẵng |
Chợ Cồn
là khu mua bán lớn nhất TP. Đà Nẵng và khu vực miền Trung. Lượng khách đến với chợ Cồn hiện nay không chỉ đơn thuần để mua sắm mà đây còn là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng.
Vị trí: Chợ Cồn thuộc phường Hải Châu II, quận Hải Châu, nằm ở ngã tư đường Hùng Vương – Ông Ích Khiêm.
KHU BÁN ĐẢO SƠN TRÀ / NÚI KHỈ
Du lịch Đà Nẵng - Tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam ở chùa Linh Ứng, niềm tự hào của du lịch Đà Nẵng
Tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam ở chùa Linh Ứng |
Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng Sơn Trà hay còn gọi là chùa Linh Ứng Bãi Bụt (phân biệt với chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và chùa Linh Ứng Bà Nà) là ngôi chùa lớn nhất thành phố Đà Nẵng cả về quy mô lẫn kiến trúc nghệ thuật.
Suối Tiên và suối Đá
hai con suối đẹp hoang sơ nằm ở núi Sơn Trà, là những địa điểm dừng chân quen thuộc trong lịch trình các tour du lịch Đà Nẵng đi bán đảo Sơn Trà.
Bãi Bụt (Vịnh Bụt)
Nằm ẩn mình trong một eo biển rất đẹp, bãi Bụt là nơi giao hòa giữa biển cả với núi rừng.
Bãi Bắc
là điểm đến mới phát triển của du lịch Đà Nẵng, nằm trong vịnh biển phía bắc bán đảo Sơn Trà.
CÁC BÃI BIỂN BỜ ĐÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bãi biển Mỹ Khê
Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Bãi biển Phạm Văn Đồng
Đây là bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng, là địa điểm thu hút cư dân địa phương và khách du lịch khắp nơi. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông
Bãi biển Bắc Mỹ An
là một bãi tắm ở phường Bắc Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Cát trắng mịn và nước trong xanh với nhiệt độ ít chênh lệch quanh năm là ưu điểm của bãi tắm này.
Với hệ thống khách sạn gần biển trải dài các bãi biển xinh đẹp của Đà Nẵng, du khách có thể hoàn toàn an tâm cùng bạn bè và gia đình tận hưởng những ngày nghỉ tuyệt vời nơi đây. Là một thành phố du lịch lớn của đất nước, Đà Nẵng nồng nhiệt đón chào hàng trăm ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế mỗi năm với không gian biển trong lành và những khách sạn Đà Nẵng tốt nhất. Hãy đến với Đà Nẵng để cảm nhận tình yêu và vị biển trong từng hơi thở.
KHU NGŨ HÀNH SƠN
Chùa Tam Thai
nằm ở phía tây ngọn Thủy Sơn, một trong năm ngọn núi nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước
là nơi sản xuất đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Vị trí: đá mỹ nghệ Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Bãi tắm Non nước
dài 5km có khu du lịch với đồi thông thoáng mát dưới Ngũ Hành Sơn. Bãi tắm cát trắng mịn, có độ dốc thoai thoải, sóng êm. Nước biển không bị ô nhiễm, trong sạch, cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch Đà Nẵng.
KHU XA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bà Nà – Núi Chúa
Là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông. Đây là điểm đến nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng.
Trên đỉnh Bà Nà |
Đèo Hải Vân
Là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân là ranh giới giữa hai miền Nam – Bắc.
Làng chiếu Cẩm Nê
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn.
Làng cổ Túy Loan
nằm về hướng Tây Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 15km. Làng cổ Túy Loan đã có trên 500 tuổi. Đến làng cổ Túy Loan, du khách không nên bỏ lỡ dịp được nếm thử món đặc sản bánh tráng và Mỳ Quảng nức tiếng xa gần của du lịch Đà Nẵng.
Rạn Nam Ô
Cách trung tâm làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng – nằm giữa Đà Nẵng và đèo Hải Vân) khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. Rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý.
Ăn: Quán ăn, ăn vặt, đặc sản của du lịch Đà Nẵng
Đà Nẵng có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như siêu thị Đà Nẵng, siêu thị Metro, đại siêu thị BigC, siêu thị Intimex, siêu thị Rosa Bài Thơ, siêu thị Nhật Linh, siêu thị Đại Dương… Đây là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.
Các quán ăn ngon ở Đà Nẵng phục vụ nhiều món ăn đặc sản như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, Bánh xèo, thịt bê thui, bún chả cá, bún mắm, bánh khô mè, nước mắm Nam Ô.. có thể mua về làm quà biếu.
14 MÓN NGON ĐÀ NẴNG
1. Mì Quảng
Mì Quảng bán buổi sáng tới tầm 9h – 10h ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám; một số nơi bán cả ngày như trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ. Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái. Mì Quảng số 1A Hải Phòng; Mì quảng bà Vị: 155 Trưng Nữ Vương; Giá tham khảo: 20.000 – 30.000 VND/tô
Mì Quảng |
2. Gỏi cá Nam Ô
Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.
3. Bún chả cá
Quán trên đường Hoàng Diệu (ngay bên cạnh tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) bán cả ngày từ 7h – 21h; quán bán suốt đêm trên đường Hùng Vương; quán lại chỉ bán buổi sáng từ 6h – 10h ở đường Trần Cao Vân (đối diện chợ Tam Tòa). Giá từ 15.000 đồng/tô. Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu. Giá: 20 nghìn/tô bình thường và 25 nghìn/tô đặc biệt; thời gian phục vụ từ 6h – 22h, giờ cao điểm là 7h – 9h sáng và 17h – 20h tối.
4. Bánh tráng thịt heo
Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… với giá khoảng từ 30.000 – 80.000 đồng. Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
5. Bánh xèo
Giá bành xèo từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng… Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu. Chú ý: có một số quán khác cũng mở ra ở trước đó nên bạn chú ý biển tên để vào cho đúng nhé.
6. Bánh bèo
Không kể đến những gành hàng rong thì khu bánh bèo ở chợ Cồn (cổng đường Hùng Vương), Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm (bán từ trưa, chỉ từ tháng 9 – tháng 2 hàng năm)… là chỗ nên thử. Mỗi chén bánh bèo chỉ khoảng 1.500 đồng.
7. Bê thui Cầu Mống
Bê thui Cầu Mống ngon nhất là ở Cầu Mống, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 15km. Ngoài ra còn có Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm
8. Chè xoa xoa hạt lựu
Có nhiều quán xoa xoa hạt lựu nhưng ngon nhất vẫn là ở chợ Cồn, hay một số quán trên đường Trần Bình Trọng (ngay ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự), Phan Thanh… với giá chỉ từ 5.000 đồng/ly.
9. Mít trộn
Ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… Giá rất bình dân, chỉ khoảng 10.000 đồng/ đĩa mít.
10. Bánh tráng kẹp
Báng tráng có giá bán từ 8.000đ/1 dĩa trở lên. Ngon nhất là ở ngõ gần khách sạn Thăng Long, đường Điện Biên Phủ và quán Bánh tráng tương, báng tráng đập Bà Tứ: 354 Lê Duẩn; giá 3.000 – 5.000 VND/cái.
11. Kem xôi
Giá khoảng từ 7.000đ- 12.000đ/1 ly ở đường Ngô Sĩ Liên, Hòa Khánh.
12. Tàu hũ cocktail
Bạn có thể ghé đường Nguyễn Văn Linh để thưởng thức món tàu hũ ngon với giá từ 14.000đ/1 đĩa.
13. Sữa chua muối và mít lạnh
Sữa chua muối bán nhiều ở Quận 3, gần cầu Nguyễn Văn Trỗi với giá siêu rẻ chỉ 10.000/ khay. Mỗi khay gồm 10 hũ. Ngoài sữa chua thì thì những quán này còn bán mít ướp lạnh rất ngon với giá 5000/ bao.
14. Ốc hút
Giá một đĩa ốc hút trung bình từ 20.000đ trở lên, với các loại ốc ngon như ốc đá, ốc bưu… thì giá sẽ nhỉnh hơn một chút. Ở Đà Nẵng có rất nhiều quán ốc nhưng được nhiều người khen nhất phải kể đến quán ốc trên đường Lê Duẩn.
Ốc hút |
Du lịch Côn Đảo, Vũng Tàu
Nổi tiếng là di tích lịch sử gắn liền với quá khứ đau thương của dân tộc, khi nhắc đến du lịch Côn Đảo, nhiều người vẫn chỉ nghĩ đến những nhà tù đáng sợ. Tuy nhiên các năm gần đây, khi du lịch biển đảo thành xu hướng mới, người ta đã phát hiện ra vẻ nguyên sơ và kỳ vĩ của vùng đảo xinh đẹp thuộc Bà Rịa -Vũng Tàu. Biển xanh trong, cát trắng mịn, khí trời mát rười rượi đã khiến du lịch Côn Đảo trở nên hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà còn với người nước ngoài.
Du lịch Côn Đảo, Vũng Tàu |
Du lịch Côn Đảo, Vũng Tàu |
Di chuyển: Phương tiện di chuyển khi du lịch Côn Đảo
Máy bay
Hiện tại có 2 hãng hàng không có chuyến bay phục vụ hành khách muốn du lịch Côn Đảo là Vietnam Airlines và Mekong Air. Giá vé từ 1-1,5 triệu/chiều. Từ sân bay Cỏ Ống ở Côn Đảo vào trung tâm khoảng 12 km. Bạn có thể thuê taxi hoặc đăng ký dịch vụ đưa đón trước với khách sạn.
Tàu
Ở Vũng Tàu hàng ngày có tàu ra du lịch Côn Đảo, giá vé từ 200-300 nghìn đồng, tuy nhiên thời gian di chuyển khá lâu (tầm 11-12h), bạn nên cân nhắc trước xem mình có say sóng hay sức khỏe yếu không. Từ Sài Gòn đến Vũng Tàu có thể chọn đi xe hoặc tàu cánh ngầm, giá vé xe từ 100-120K, giá tàu cánh ngầm khoảng 200-250K tùy ngày. Nếu chọn tàu cánh ngầm nên mua vé của hãng có tàu to để giảm bớt mệt mỏi.
Ở Côn Đảo
Du lịch Côn Đảo có lợi thế không khí mát lành, đường rộng vắng, thiên nhiên lãng mạn, rất thích hợp để thưởng ngoạn bằng vài vòng dạo xe máy. Có thể thuê xe tại khách sạn hay các điểm thuê xe máy, giá từ 100.000đ – 150.000đ/xe/ngày.
Tham quan: Di tích, bãi biển, điểm tham quan của du lịch Côn Đảo
TẮM BIỂN
Biển ở Côn Đảo nước trong veo, gió lùa mát rười rượi, xung quanh bãi tắm là những hàng cây xanh ngắt. Một số bãi tắm của du lịch Côn Đảo bạn nên ghé qua như:
Bãi Đầm Trầu, gần sân bay Cỏ Ống: cát trắng xốp mịn, núi ôm lấy biển theo hình vòng cung nên bãi Đầm Trầu luôn có sóng nhẹ, yên tĩnh. Đây được xem là bãi tắm đẹp nhất của du lịch Côn Đảo.
Bãi Đầm Trầu, Du lịch Côn Đảo |
Bãi Lò Vôi dọc đường Tôn Đức Thắng: thích hợp cho gia đình hoặc nhóm đông người.
Bãi An Hải cách trung tâm huyện chỉ 10 phút đi bộ, được bao quanh bởi núi nên rất êm dịu và phẳng lặng, nước trong xanh.
Bãi Đất Dốc có các hẻm núi ăn sâu vào bở biển tạo ra các bãi biển nhỏ xinh đẹp và yên tĩnh.
NGẮM MẶT TRỜI
Du lịch Côn Đảo cho bạn cơ hội ngắm mặt trời tuyệt vời nhất. Thức dậy thật sớm để đón bình minh tại Mũi Cá Mập, mặt trời mọc qua hòn Bảy Cạnh, các đám mây trên bầu trời cùng với tia nắng ban mai tạo nên một màn trình diễn ánh sáng kỳ ảo. Chiều đến dạo qua bãi Nhát ngắm nhìn hoàng hôn ấm áp từ từ lặn qua Đỉnh Tình Yêu.
THĂM THÚ THIÊN NHIÊN
Rừng nguyên sinh Ông Đụng
Từ Côn Đảo, bạn có thể đi về phía Tây, trải nghiệm chuyến trekking 20 phút, băng qua rừng nguyên sinh Ông Đụng. Những hàng cây nhiệt đới xanh mát, hoang sơ dẫn đến bãi biển xinh đẹp cuối rung.
Hòn Bảy Cạnh
lên tàu đi tham quan hòn Bảy cạnh, hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh. Đến đây ngoài tham quan, bạn có thể đăng ký tour lặn ngắm san hô hấp dẫn.
Hòn Tre
Cũng là địa điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Côn Đảo.
Vịnh Đầm Tre
Với cảnh quan tự nhiên, kín gió, có rừng ngập mặn bao bọc xung quanh. Tại đây, du khách có thể tham quan rừng ngập mặn, bơi lặn ngắm san hô, xem chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài sinh vật biển khá. Trên đường đi tha hồ ngắm cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc…
TÌM HIỂU LỊCH SỬ
Đến với du lịch Côn Đảo không thể bỏ qua lịch sử hào hùng của vùng đất này thông qua các di tích ý nghĩa:
Bảo Tàng Côn Đảo: Trước đây là nơi ở và làm việc của các đời chúa đảo. Đến với bảo tàng, bạn có cơ hội tìm hiểu lịch sử hình thành Côn Đảo thông qua các hiện vật, cổ vật, hình ảnh và các tư liệu từ thời Pháp thuộc đến nay.
Trại tù Phú Sơn, Phú Hải Côn Đảo: Nơi giam giữ các tù binh cộng sản thời Pháp và Mỹ
Khu di tích Chuồng Cọp: Tìm hiểu cuộc sống, các cách tra tấn dã man, nơi sinh hoạt của các tù binh bị giam cầm, đây cũng là nơi giam giữ chị Võ Thị Sáu.
Nghĩa trang Hàng Dương nơi có mộ của hơn 2000 liệt sĩ và mộ Võ Thị Sáu là điểm không thể bỏ qua. Đến đây ngoài thắp hương, bạn nên chuẩn bị đồ lễ, không thể thiếu gương lược. Nếu mang được hoa tươi thì càng tốt, nên dùng hoa trắng.
Du lịch Côn Đảo - Đôi vợ chồng siêu sao Angelina Jolie và Brad Pitt cũng từng có chuyến thăm nhà tù Côn Đảo
Đôi vợ chồng siêu sao Angelina Jolie và Brad Pitt cũng từng có chuyến thăm nhà tù Côn Đảo |
DU LỊCH TÂM LINH
Đền thờ bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu: Bà Phi Yến là vợ vua Nguyễn Ánh, mẹ của Hoàng tử Cải. Khi bị kẻ xấu lợi dụng, vì quá uất ức, bà Phi Yến đã tự vẫn khi chỉ mới 25 tuổi. Bạn cũng nên viếng thăm Miếu và mộ của Hoàng tử Cải, ngay gần sân bay Cỏ Ống.
Đền thờ bà Phi Yến |
Chùa Núi Một nằm ở trung tâm huyện được xem là ngôi chùa có phong thủy đẹp nhất Việt Nam. Chùa mới khánh thành năm 2011, nằm trên núi, có tầm nhìn bao quát xuống biển – núi – thành phố – hồ sen An Hải vô cùng đẹp.
Ăn: Quán ăn, ăn vặt, đặc sản của du lịch Côn Đảo
Nhìn chung, ở Côn Đảo không có nhiều nhà hàng, quán ăn ngoài nhà hàng trong các khách sạn hay resort, nhưng các quán ăn ở đây có giá tương đương nhau và nấu nướng khá ngon. Nổi tiếng có quán Tri Kỷ nằm trên đường Nguyễn Đức Nhuận, bán hải sản và các món cơm. Hoặc Quán Thu Ba ngay chợ Côn Đảo, trên đường Võ Thị Sáu: quán nhỏ nhắn, sạch sẽ, bà chủ rất kỹ tính và nêm nếm rất ngon, bàn ghế và chén đũa rất tươm tất. Quán bán các loại hải sản, món ăn cơm, món lẩu cháo… Quán Phương Hạnh nằm trong hẻm nhỏ, dưới tàng cây khế mát rượi,…
Một số đặc sản hấp dẫn của du lịch Côn Đảo có thể kể đến.
Ốc Vú Nàng
Những con ốc hình chóp, ngọt thịt, thơm ngon dù nuớng, luộc, xào, làm gỏi,… ngon nhất là ốc Vú Nàng nướng mỡ hành. Các quán ăn ở đây đều phục vụ đặc sản này. Bạn có có thể vừa thưởng thức hải sản vừa ngắm biển xanh ngắt.
Món ốc Vú nàng, đặc sản nơi đây |
Cá mú đỏ
Đặc sản vùng biển đảo. Thịt cá dai, ngọt và thơm.
Tôm hùm và Tôm hùm mũ ni
Tôm hùm được xem là “vua hải sản” ở Côn Đảo, tuy không rẻ hơn trong đất liền bao nhiêu nhưng tôm ở đây tươi ngon đặc biệt.
Mứt hạt bàng
Cây bàng mọc khắp nơi trên Côn Đảo. Quả bàng chín vàng ươm, bóc lớp thịt lộ ra hạt trắng nõn. Hạt bàng ở Côn Đảo đợc rang mặn với muối hay rang ngọt cùng đường. Ăn bùi, thơm giòn. Hẩu như ai đến du lịch Côn Đảo cũng mua vài cân mứt hạt bàng về làm quà. Gía tầm 20-30 nghìn/kg. Mùa cao điểm có thể lên đến 50 nghìn/kg.
Những hàng cây bàng râm mát khắp các con đường nhỏ lớn trên đảo |
Mắm hàu
Món nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn ở Côn Đảo. Làm từ thịt hàu trắng tươi, trộn với muối, ớt, gia vị,… trong nhiều ngày, lắng ra loại nước thơm lừng màu nâu đỏ làm nên sự độc đáo cho các món ăn ở đây.
Nếu không có nhiều thời gian và chi phí để đầu tư cho chuyến đi đến Phú Quốc thì bạn cũng có thể chọn đi du lịch nha Trang, một nơi thú vị và hấp dẫn chẳng kém. Các bãi biển đẹp của Nha Trang như bãi Đại Lãnh, bãi Dài, bãi Dốc Lết, Hòn Chồng v.v..đã biến nơi đây trở thành một danh lam thắng cảnh thu hút khá nhiều du khách đến. Đây là nơi tuyệt vời cho bạn trải qua những ngày nghỉ của mình bên biển, đặc biệt cho những ai muốn tách mình ra khỏi những công việc thường ngày căng thẳng.
Du lịch Khánh Hòa với top 5 con suối thác hoành tráng nhất
Khi du lịch Khánh Hòa, người ta chỉ chăm chăm xuống biển mà ít khi quan tâm đến chuyện lên rừng, như thể, rừng chẳng có gì đáng xem.
Nhưng sự thật là, rừng của Khánh Hòa có rất nhiều báu vật, một trong đó là các thể loại thác. Ngoài Yang Bay thì Suối Mấu, Tà Gụ, Hoa Lan và Thạch Lâm cũng rất đáng cho bạn đến tham quan và khám phá.
Thác Yang Bay
Thác Yang Bay, còn được người Raglay gọi là “Thác trời”. Thác nằm trong địa phận buôn Y Bay, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, cách Nha Trang khoảng 45km. Yang Bay là cụm gồm 3 thác: thác chính Yang Bay và 2 thác phụ là Yang Khang và Ho Cho. Thác chính Yang Bay dài tới 2000m. Hiện tại, thác đang được công ty Khatoco khai thác. Ngoài việc nâng cấp thác, họ còn đưa thêm các dịch vụ vào khu du lịch Yang Bay như câu cá sấu, cưới đà điểu, nghe ca nhạc dân tộc của người Raglay, trò chơi dân gian…
Suối Mấu
Ngoài Yang Bay, huyện Khánh Vĩnh còn một thác khá đẹp khác tên Suối Mấu. Chiều cao cột nước khoảng 30m, chia làm 4 tầng, giữa các tầng thác là các hồ với độ sâu khác nhau được bao bọc bởi những vách đá thẳng đứng, trong đó có một hồ rộng chừng 150 m2 thả sức cho bạn bơi lội vẫy vùng cũng như ngắm nhìn loài cây ký sinh có lá hình tròn trang trí trên vách đá. Suối Mấu cách ngã ba đường mới mở từ Khánh Lê đi Đà Lạt tầm 6km, cách Nha Trang 59,5km. Nó được phong là “đệ nhất thác” của Khánh Hòa. Đây đang là điểm phượt hot của các bạn trẻ ở Khánh Hòa.
Thác Tà Gụ
Thác Tà Gụ thuộc xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn. Từ Cam Ranh rẽ theo tỉnh lộ 9, băng qua đèo Khánh Sơn khoảng 40 cây là tới thị trấn Tô Hạp, rồi tiếp tục hỏi người dân để đến được thác Tà Gụ. Đây cũng là một ngọn thác gắn liền với tộc người Raglai. Thác cao 40m, dựng đứng trên vách giống cái ngà voi, nên còn có tên khác là thác Ngà Voi. Cũng như Suối Mấu, thác Tà Gụ vẫn còn hết sức hoang sơ, chưa có bàn tay con người đụng vào. Đường xuống chân thác là một thử thách thực sự, nhiều đoạn phải bám rễ cây mới có thể đi xuống.
Suối Hoa Lan
Suối Hoa Lan có tên khác là Suối Tử Sỹ, thuộc bán đảo Hòn Hèo, cách Nha Trang khoảng 30km về hướng Đông Bắc. Hòn Hèo gồm nhiều thác, thác cao nhất tới 250m và mỗi thác có một hình dáng, vẻ đẹp khác nhau; tất cả đổ vào suối Hoa Lan xuống đầm Nha Phu. Theo một số ghi chép, người Chăm từng sinh sống bên dòng suối trước đây. Hiện tại, Long Phú đang là công ty đảm nhiệm khai thác suối Hoa Lan.
Suối Thạch Lâm
Suối Thạch Lâm tọa lạc tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm. Hiện tại suối Thạch Lâm đã được đầu tư, cải tạo trở thành Waterland suối Thạch Lâm, công viên nước với nhiều trò chơi phiêu lưu mạo hiểm duy nhất ở Khánh Hòa. Thác Thạch Lâm gắn liền với tên tuổi bác sĩ Alexandre Yersin, ông là người khai phá và mở đường đến thác.
Subscribe to:
Posts (Atom)